Sáp nhập hành chính cấp tỉnh đang trở thành đòn bẩy chiến lược giúp thị trường bất động sản bùng nổ, mở ra chu kỳ phát triển bền vững.
Đòn bẩy tái cấu trúc thị trường bất động sản: Cơ hội mới từ sáp nhập hành chính
Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo không gian phát triển mới đã tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Về lâu dài, đây được xem là đòn bẩy quan trọng, giúp thị trường bất động sản thực hiện tái cấu trúc, mở ra chu kỳ phát triển mới cho nhiều khu vực tiềm năng, từ đó tạo ra những cực tăng trưởng mới trên bản đồ kinh tế Việt Nam.
Chuyển biến rõ nét trên thị trường bất động sản
Ngay sau khi Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, giảm còn 34 đơn vị cấp tỉnh (28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương), thị trường bất động sản đã ghi nhận những biến động mạnh mẽ. Đặc biệt, các khu vực dự kiến trở thành trung tâm hành chính – chính trị mới nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, nền kinh tế khởi sắc cộng hưởng với hiệu ứng sáp nhập tỉnh đã trở thành động lực mạnh mẽ kích hoạt thị trường. Số liệu từ Batdongsan.com.vn cho thấy: giá đất nền tại nhiều tỉnh thành phía Bắc quý I-2025 tăng mạnh so với cùng kỳ như Hưng Yên 55%, Bắc Ninh 46%, Hà Nội 42%, Hải Phòng 21%. Tại Đà Nẵng và Quảng Nam, mức độ quan tâm đến bất động sản tăng lần lượt 39% và 96%; tại Ninh Bình tăng 95%; Hưng Yên tăng 36%; Thái Bình tăng 75%. Các địa phương có kế hoạch trở thành siêu đô thị như TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận mức độ quan tâm tăng lần lượt 13%, 49% và 42%.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) khẳng định, dòng tiền đầu tư đang dịch chuyển mạnh về những khu vực có quy hoạch hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Đặc biệt, xu hướng săn đất tại các vùng sáp nhập, nơi dự kiến trở thành trung tâm hành chính mới, đang thiết lập những đỉnh giá mới.
Việc hợp nhất để trở thành “siêu đô thị” khiến mức độ quan tâm bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh tăng 13%. Nguồn Hà Nội mới
Lợi ích dài hạn từ tái cấu trúc thị trường
Nhìn từ góc độ quy hoạch Tiến sĩ, KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định, trước đây nhiều địa phương kém sức hút do thiếu kết nối vùng, hạ tầng yếu kém, thiếu động lực phát triển. Tuy nhiên, sau sáp nhập các địa phương được tổ chức thành các đơn vị lớn hơn, đi kèm đầu tư hạ tầng đồng bộ mở ra cơ hội hình thành các trung tâm phát triển mới.
Yếu tố liên kết sẽ giữ vai trò then chốt liên kết hành chính, quy hoạch tổng thể và hạ tầng vùng. Đây chính là nền tảng để tránh lặp lại những cơn sốt đất thiếu bền vững trong quá khứ và thay vào đó là một chu kỳ phát triển dựa trên năng lực nội tại và khả năng kết nối.
Ông Steven Woo, Công ty CP Chứng khoán VnDirect cho rằng, việc hợp nhất giúp mở rộng diện tích, tạo thuận lợi cho quy hoạch hạ tầng giao thông, đường vành đai, mạng lưới đường sắt đô thị, đường cao tốc, bệnh viện, trường học. Hạ tầng công cộng được cải thiện sẽ giúp giãn dân cư, thúc đẩy nguồn cung nhà ở đặc biệt ở các phân khúc vừa túi tiền.
Quỹ đất tăng thêm sau sáp nhập giúp Chính phủ dễ dàng chỉ đạo các dự án nhà ở xã hội, triển khai các dự án đại đô thị. Về lâu dài, mặc dù giá nhà tại khu vực sáp nhập sẽ tiệm cận với khu trung tâm, nhưng nguồn cung dồi dào có thể giúp giảm giá sơ cấp, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhà ở tốt hơn.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội, nhận định: hợp nhất, sáp nhập không chỉ là tái tổ chức bộ máy mà là đòn bẩy chiến lược tái cơ cấu không gian phát triển vùng, phát triển quốc gia. Nếu tận dụng thời cơ, quy hoạch bài bản, chính sách rõ ràng, các địa phương có thể chuyển mình trở thành cực tăng trưởng mới, thu hút dòng vốn dài hạn.
Theo dự thảo, một số tỉnh đang xem xét sáp nhập, điển hình: Khánh Hòa – Ninh Thuận, Hà Tĩnh – Nghệ An, Bắc Giang – Bắc Ninh. Đây là các địa phương có tiềm lực lớn về công nghiệp, du lịch, nông nghiệp và thương mại, hứa hẹn trở thành động lực mới sau sáp nhập.
Việc hợp nhất không chỉ giúp gia tăng diện tích, dân số, mà còn mở rộng quỹ đất sạch, hỗ trợ quy hoạch đồng bộ, cải thiện năng lực hành chính. Những siêu đô thị hình thành sau sáp nhập sẽ là nơi tập trung cảng biển, sân bay, trung tâm tài chính, thương mại, đẩy mạnh phát triển công nghiệp – dịch vụ – thương mại.
Đáng chú ý, các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển đô thị Việt Nam cho thấy, các địa phương sau sáp nhập có khả năng cải thiện năng lực quản lý đô thị tới 30–40%, rút ngắn thời gian phê duyệt quy hoạch và dự án xuống 20–25%, từ đó thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành công nghiệp chủ lực và bất động sản.
Cơ hội tiềm năng lớn của Địa Ốc Á Châu khi sáp nhập hành chính cấp tỉnh
Việc sáp nhập hành chính cấp tỉnh đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho các dự án bất động sản của Công ty Cổ phần Địa Ốc Á Châu, đặc biệt tại những khu vực có quy hoạch trở thành trung tâm hành chính mới hoặc điểm kết nối hạ tầng vùng. Với quỹ đất sẵn có và kinh nghiệm phát triển dự án, Địa Ốc Á Châu có thể tận dụng làn sóng đầu tư và nhu cầu nhà ở gia tăng để đẩy mạnh triển khai các dự án khu đô thị, khu dân cư, đất nền phân lô, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, công ty cũng cần thận trọng trước nguy cơ sốt ảo giá đất, rà soát kỹ quy hoạch và pháp lý, đồng thời chuẩn bị sẵn chiến lược tiếp thị, hợp tác đầu tư để đón đầu xu hướng. Nếu biết nắm bắt thời cơ và quản lý rủi ro hiệu quả, các dự án của Địa Ốc Á Châu hoàn toàn có tiềm năng trở thành điểm sáng mới trên bản đồ bất động sản tại các vùng sáp nhập.
Chủ trương sáp nhập hành chính cấp tỉnh không chỉ mang ý nghĩa cải tổ bộ máy quản lý mà đang trở thành đòn bẩy chiến lược tái cấu trúc thị trường bất động sản Việt Nam. Từ những cú hích về hạ tầng, quy hoạch, quỹ đất đến những tác động lan tỏa tới các ngành nghề khác quá trình này đang mở ra một chu kỳ phát triển mới, bền vững hơn và hiệu quả hơn.
Đối với các nhà đầu tư, đây là cơ hội vàng để đón đầu sóng đầu tư tại những địa phương đang chuyển mình. Đối với các địa phương, đây là thời khắc then chốt để định hình lại quy hoạch, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành những cực tăng trưởng mới trên bản đồ kinh tế quốc gia. Đòn bẩy tái cấu trúc bất động sản từ sáp nhập hành chính chính là chìa khóa để thị trường phát triển mạnh mẽ, bền vững trong tương lai.
Nguồn tin Hà Nội Mới