LÀM MỚI ĐỊA GIỚI CHO BẤT ĐỘNG SẢN KHU CÔNG NGHIỆP

 

Chủ trương sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh không chỉ là cuộc cải cách quản lý nhà nước, mà còn là chất xúc tác mạnh mẽ giúp thị trường bất động sản khu công nghiệp bước sang giai đoạn phát triển mới.

 

Sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh giúp thị trường bất công nghiệp bước sang giai đoạn mới.
Nguồn Báo Thanh Niên
 

Tái định hình địa phương 

Việc sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh đang dần hé mở một chương mới cho thị trường bất động sản khu công nghiệp. Không chỉ đơn thuần là cải cách hành chính, chủ trương này nếu được thực hiện một cách đồng bộ và có tầm nhìn, sẽ trở thành một cú hích chiến lược giúp hình thành các vùng công nghiệp hiện đại, kết nối quy hoạch và gia tăng sức hút đầu tư nước ngoài.

Một trong những lợi thế lớn nhất của việc sáp nhập tỉnh là gia tăng quỹ đất công nghiệp, đồng thời tối ưu hóa công tác quy hoạch và sử dụng đất. Thay vì từng tỉnh hoạt động riêng lẻ, giờ đây các đơn vị được hợp nhất sẽ có điều kiện phối hợp để phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành điều vốn bị giới hạn trước đây bởi nguồn lực và hạ tầng phân mảnh. Theo ông Thomas Rooney – Phó Giám đốc Bộ phận Tư vấn Công nghiệp, Savills Hà Nội nhận định: Việc hợp nhất sẽ tạo ra các vùng công nghiệp – đô thị tích hợp, tăng tính hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư FDI khi lựa chọn điểm đến tại Việt Nam.

Những địa phương vốn là điểm sáng về thu hút đầu tư, khi hợp nhất sẽ trở thành cực tăng trưởng mới, đủ sức cạnh tranh với các khu công nghiệp hàng đầu trong khu vực châu Á. Hạ tầng giao thông, logistics, điện, nước nếu được đầu tư đồng bộ sẽ là yếu tố then chốt khiến các dòng vốn FDI đổ mạnh vào khu công nghiệp ngay từ đầu năm 2025. Không thể phủ nhận, quá trình điều chỉnh địa giới sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất, cấp phép đầu tư và thủ tục pháp lý liên quan. Đây sẽ là thử thách cho các doanh nghiệp đang triển khai hoặc lên kế hoạch đầu tư tại các khu vực liên quan. Ông Thomas Rooney cho biết: Những địa phương vốn đã nổi bật trong thu hút đầu tư, khi được hợp nhất và phối hợp nhịp nhàng trong quy hoạch, sẽ tạo nên sức mạnh cộng hưởng, bổ trợ lẫn nhau về hạ tầng, nguồn lực lao động và định hướng phát triển. Quy mô mở rộng không chỉ nâng tầm tiêu chuẩn đầu tư mà còn gia tăng lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một yếu tố đáng lưu ý khác là lao động, yếu tố sống còn trong bất động sản công nghiệp. Việc thay đổi địa giới có thể ảnh hưởng tới nơi cư trú, đăng ký hành chính và thói quen di chuyển. Tuy nhiên, nếu được quy hoạch tốt, đây là dịp để hình thành mạng lưới lao động vùng hóa, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực đa dạng và linh hoạt hơn. Ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group, nhận định: Dù có thể gặp những cản trở ban đầu, nhưng nếu chính quyền hành động nhanh chóng và minh bạch, sáp nhập sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ giúp môi trường đầu tư trở nên ổn định và hấp dẫn hơn.

Bất động sản công nghiệp sẵn sàng bước vào giai đoạn mới
Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản khu công nghiệp trong quý I/2025 đang ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan. Hàng loạt dự án quy mô lớn đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, hứa hẹn tạo ra sức bật mạnh mẽ cho cả ngành trong năm nay. Giá thuê đất tiếp tục duy trì đà tăng nhẹ, với mức giá trung bình dao động từ 140–145 USD/m² tại miền Bắc, 50–70 USD/m² ở miền Trung và 180–200 USD/m² tại miền Nam – khu vực được xem là điểm nóng thu hút FDI. Bên cạnh đó, nhà xưởng và kho bãi xây sẵn cũng ghi nhận mức tăng 2%, đạt 80.000 – 200.000 đồng/m²/tháng, cho thấy sức hút bền vững của phân khúc này. Nhờ sự hỗ trợ từ chính sách ưu đãi hậu sáp nhập, cộng với quy hoạch đồng bộ và quỹ đất mở rộng, bất động sản công nghiệp đang dần khẳng định vị thế là đầu tàu tăng trưởng của toàn thị trường địa ốc Việt Nam trong năm 2025.

Trong bối cảnh chủ trương sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh được triển khai đồng bộ, các dự án bất động sản tại Bàu Bàng do Công ty Cổ phần Phát triển Địa ốc Á Châu đầu tư đang đứng trước cơ hội phát triển vượt bậc. Việc các địa phương được hợp nhất sẽ giúp tối ưu hóa quy hoạch, mở rộng quỹ đất công nghiệp và thu hút nguồn lực đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là dòng vốn FDI. Bàu Bàng vốn đã là điểm sáng công nghiệp của Bình Dương, nay sẽ được tiếp sức bởi hạ tầng liên kết vùng và mạng lưới logistics đồng bộ, hình thành nên các khu công nghiệp, đô thị tích hợp. Điều này không chỉ giúp tăng giá trị thương mại của các dự án hiện hữu mà còn tạo nền tảng cho các khu đô thị vệ tinh năng động, gia tăng sức hút dân cư và nhà đầu tư trong dài hạn.

Nguồn tin Pháp Luật